• NGUYÊN TẮT PHỐI MÀU

    Nguyên Tắc Phối Màu [ Tài liệu PHOTOSHOP]

    Nguyên Tắc Phối Màu 

    – Đây là tài liệu của photoshop nhưng nó thực sự có ý nghĩa với người học vẽ như chúng ta. Tài liệu này cung cấp cho chúng ta tương đối đầy đủ về phân lại, cách thức tạo ra của màu sắc, những màu nên di với nhau để tạo ra một bức tranh hài hòa nhất với người xem.
    – Hãy bắt đầu luôn từ trang số 3 nhé.
     
    Cơ bản thì màu sắc được chia ra làm 2 loai:
    1/ Màu dương tính: Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.
    2/ Màu âm tính: Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.
    Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.
     
    Trình tự phối màu:
    • Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
    • Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
    • Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.
    Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau: Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương. Nghệ – Chàm. Vàng – Tím. Vàng xanh – Đỏ tím… Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
    Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được. Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
    • Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.
     
    NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU: Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
     – Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
     – Màu sắc môi trường chung quanh.
    Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:
    1/ Phối màu không sắc (Achromatic) Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.
    2/ Phối màu tương tự (Analogous) Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.
    3/ Phối màu chỏi (Clash) Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu. Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.
    4/ Phối màu bổ sung (Complementary) Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ: Vàng – Tím. Xanh dương – Cam.
    5/ Phối màu đơn sắc (Monochromatic) Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
    6/ Phối màu trung tính (Neutral) Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.
    7/ Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary) Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.
    8/ Phối màu căn bản (Primary) Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.
     9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary) Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.
    10/ Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary) Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Ví dụ: Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh. Lục lam – Vàng cam – Đỏ tím. …
     
    Ngày đăng: 11-03-2017 1,938 lượt xem